Để tránh quên lịch tiêm vaccine cho con, nhiều phụ huynh chọn dịch vụ tiêm trọn gói
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, một doanh nghiệp bị xử phạt 294 triệu đồng
Ngày 22.2, Tỉnh ủy Long An tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Văn Quyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Long An (nhiệm kỳ 2020-2025). Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Long An thay thế cho ông Nguyễn Văn Được.Trước đó, ngày 19.2, ông Nguyễn Văn Được được Trung ương điều động, chỉ định giữ chức vụ Phó bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông Nguyễn Văn Được cũng đã được HĐND TP.HCM bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM (nhiệm kỳ 2021-2026), thay thế cho ông Phan Văn Mãi.Ông Nguyễn Văn Quyết (53 tuổi, quê quán H.Yên Khánh, Ninh Bình), có trình độ chuyên môn cử nhân luật, thạc sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước. Sự nghiệp của ông gắn liền với công tác kiểm tra của Đảng. Cụ thể: Từ năm 19993 - 1997, ông Nguyễn Văn Quyết làm thư ký TAND tỉnh Ninh Bình; Tháng 4.1999 - 11.2001, làm công chứng viên Phòng Công chứng số 1 (thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai); Tháng 11.2001 - 8.2007, công tác tại UBKT Tỉnh ủy Gia Lai; Tháng 9.2007 - 6.2012 là kiểm tra viên chính của UBKT Trung ương; Tháng 6.2012 - 10.2019, làm Phó vụ trưởng Vụ địa phương VII, UBKT Trung ương;Từ tháng 10.2019 - 01.2021, ông Nguyễn Văn Quyết là Vụ trưởng vụ địa phương II; Tháng 1.2021 - 6.2021, là Vụ trưởng vụ địa phương V, UBKT Trung ương; Tháng 6.2021 - 7.2023, Ủy viên UBKT Trung ương; Tháng 7.2023 - 2.2025, là Phó chủ nhiệm UBKT Trung ương. Từ tháng 2.2025, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Long An.
The Sang Residence - thương hiệu nghỉ dưỡng mới tại Đà Nẵng
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Đó là câu chuyện của cô gái Pháp gốc Việt Eva Hoàng Rouch (29 tuổi) khiến nhiều người xúc động về hành trình tìm lại nguồn cội Việt Nam.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi có dịp được trò chuyện với Eva trong thời gian cô gái Pháp cùng bạn trai ở lại khám phá TP.HCM, trước khi về lại miền Tây tìm mẹ ruột.Cho tôi xem những giấy tờ còn được gìn giữ cẩn thận suốt gần 3 thập kỷ từ cha mẹ nuôi, cô gái Pháp nói rằng đó là manh mối, là hành trang duy nhất để có thể tìm lại nguồn cội của mình.Trong những hồ sơ nhận nuôi đó, tôi đặc biệt chú ý tới một văn bản viết tay với những dòng chữ có phần nguệch ngoạc. Đó là biên bản kể lại câu chuyện cô gái Pháp năm xưa bị bỏ lại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.Nội dung biên bản ghi rõ vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 12.1.1996, đội bảo vệ bệnh viện trong lúc trực cổng thì được bà con nuôi bệnh thông báo có một đứa trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện. "Trong mình đứa bé gồm có một bộ đồ đang mặc trên mình, một cái khăn quấn và một bình sữa", đội bảo vệ bệnh viện thời điểm đó mô tả.Sau đó, đứa trẻ bất hạnh đã được chuyển vào Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi An Giang để được chăm sóc. Trong giấy khai sinh được đăng ký vào ngày 16.2.1996, đứa bé có tên Dưỡng Thị Ngọc Hoàng, sinh ngày 12.11.1995 với nơi sinh ở Long Xuyên. Tuy nhiên, trong mục thông tin cha mẹ được để trống.Sau đó không lâu, bé gái Ngọc Hoàng được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và sống một cuộc đời mới ở Metz, miền đông nước Pháp. Với cái tên mới Eva Hoàng Rouch, cha mẹ nuôi vẫn muốn giữ một điều gì đó "rất Việt Nam" trong tên gọi của cô con gái nuôi. Cha mẹ nuôi người Pháp cho biết Eva bị bỏ rơi lúc 2 tháng tuổi và được nhận nuôi khoảng 4 tháng tuổi. Cũng từ đây, Eva có một tuổi thơ tươi đẹp, lớn lên trong tình yêu thương bao la của cha mẹ nuôi. Vợ chồng Pháp nhân hậu chưa bao giờ giấu con gái nuôi Việt Nam về gốc gác của mình.Vốn là một trưởng phòng quan hệ khách hàng ở một công ty tại Pháp, Eva quyết định nghỉ phép 1 năm và bắt đầu trong chuyến du lịch khắp thế giới của mình. Trong hành trình đó, cô gái ghé Việt Nam để tìm mẹ ruột.Bình luận trong một bài đăng trên mạng xã hội với một cô gái từng ở cùng trại trẻ mồ côi năm xưa đã dẫn lối cho Eva gặp được ông Huỳnh Tấn Sinh, một người Việt sống ở Pháp nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm thân nhân.Cô gái đã chia sẻ câu chuyện của mình với ông Sinh và được người đàn ông tốt bụng giúp đỡ nhiệt tình. Trong chuyến về Việt Nam lần này, Eva khởi hành từ Paris, với sự đồng hành đặc biệt cùng bạn trai, anh Nicolas Melchorri.Anh Nicolas cho biết đã quen Eva gần 7 năm nay. "Cô ấy luôn nói với tôi rằng cô ấy không nhất thiết phải tìm về với gia đình ruột thịt, vì cô ấy luôn lớn lên khi biết rằng mình đã bị bỏ rơi và không có thông tin gì về cha mẹ ruột của mình. Nhưng càng trưởng thành, cô ấy càng cảm thấy cần phải tìm lại cội nguồn, cố gắng hiểu mình đến từ đâu", anh kể lại.Chàng trai Pháp nói rằng anh và bạn gái đã cùng nhau đi du lịch vòng quanh thế giới trong 7 tháng và chuyến đi đến Việt Nam là chuyến trở về cội nguồn đầu tiên mà cô ấy không có sự đồng hành cùng cha mẹ nuôi để khám phá đất nước của mình. Anh dự định sẽ dành nhiều ngày cùng bạn gái ở An Giang để cảm nhận nơi Eva cất tiếng khóc chào đời. "Cô ấy biết rằng việc tìm lại cha mẹ ruột của mình mong manh nhưng tôi sẽ ở bên cô ấy để hỗ trợ và đồng hành cùng cô ấy trên hành trình của mình", anh chia sẻ.Chàng trai Pháp nhận xét Eva là một người phụ nữ mạnh mẽ, luôn đặt ra cho mình những mục tiêu trong cuộc sống để tiếp tục tiến về phía trước. Cô ấy ngăn nắp, nghiêm túc với công việc, hài hước và rất hòa đồng. Anh hy vọng Eva sẽ tìm được phép màu trên hành trình lần này."Mẹ ơi! Con không trách mẹ! Con chỉ muốn biết câu chuyện của mình, vì sao con bị bỏ rơi và gia đình con thế nào! Có lẽ, mẹ đã rất khó khăn khi bỏ lại con! Nếu mẹ có đọc bài báo này, xin hãy liên lạc với con!", chị Eva nhắn nhủ. Đây là lần thứ 3 cô gái Pháp trở lại Việt Nam. Chị từng đến đây vào năm 2007 cùng với cha mẹ nuôi, cũng đã thử các thông tin để tìm gia đình ruột thịt, nhưng không có manh mối. "Tôi bị bỏ rơi tại bệnh viện, ngoài ra không có thông tin gì thêm như lời cha mẹ nuôi tôi thuật lại khi về trại trẻ mồ côi để thăm", chị chia sẻ. Dù không quá nhiều lần về thăm Việt Nam nhưng với cô gái Pháp gốc Việt, đây là một đất nước tuyệt vời. Cô yêu con người, ẩm thực và tất cả mọi thứ. Chị luôn nghĩ rằng mình có 2 cuộc đời, một ở Pháp và một ở Việt Nam."Tận đáy lòng, bạn có giận mẹ ruột không?", nghe tôi hỏi, Eva cười hiền, đáp lại. Rằng, chị chưa bao giờ có ý định giận hay trách mẹ. Chị tin rằng, mẹ ruột đã không còn lựa chọn nào khác nên mới đứt ruột bỏ con mình.Lớn lên trong một gia đình Pháp tuyệt vời với cha mẹ nuôi đáng yêu và anh trai Việt Nam, chị cảm thấy hạnh phúc khi được mẹ ruột cho mình một cơ hội mới trong cuộc đời.Ông Huỳnh Tấn Sinh, người giúp đỡ cô gái Pháp trên hành trình tìm lại mẹ ruột cho biết dù cơ hội có mong manh, nhưng ông hy vọng với sự chung tay của cộng đồng mạng, của quý độc giả Thanh Niên, Eva sẽ tìm được phép màu của cuộc đời vào dịp Tết Nguyên đán đặc biệt năm nay. Chắc chắn, đây là một cái tết đầy yêu thương.Ai có tin tức về gia đình ruột của chị Eva vui lòng liên hệ với ông qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com. Vô cùng biết ơn!
Trăng trên cao nguyên - Truyện ngắn dự thi của Bích Văn (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.